Vận Chuyển Toàn Quốc Giỏ Hàng

Bật mí, cách phân biệt Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà đúng chuẩn

Treo tranh Phật giáo trong nhà mang nhiều ý nghĩa đặc biệt như: giúp tinh thần an yên, nhắc con người hướng thiện, xua tà ma yêu quái, mang lại sự bình an, sức khỏe đến cho gia đình nên được nhiều gia đình trang trí. Trong đó 2 mẫu tranh Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà được nhiều gia đình lựa chọn. Đa phần những người thường có thể nhầm lẫn Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà là cùng một vị Phật hoặc có thể không phân biệt được 2 vị Phật như thế nào trong dòng Tranh Phật Giáo và tượng Phật, để không bất kính với hai Ngài. Hãy cùng tranhnamdinh.vn tham khảo phân biệt được hai vị Phật này, để mọi người hiểu rõ hơn về ý nghĩa tâm linh cũng như có cách thờ cúng đúng mực, bày tỏ sự tôn kính đối với hai Đức Phật.

Bạn là người yêu thích tranh phật giáo, muốn tìm cho mình một bức tranh ý nghĩa về 2 đức phật Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà về để trang trí mà chưa hiểu rõ hết về phật bởi 2 phật có những đặc điểm gần tương đồng nhau. Bài viết dưới đây tranhnamdinh.vn sẽ bật mí, cách phân biệt Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà đúng chuẩn nhất về ý nghĩa tâm linh cũng như có cách thờ cúng đúng mực, bày tỏ sự tôn kính đối với hai Đức Phật. Mang lại nhiều may mắn sức khỏe cho gia đình.Bạn yêu thích tranh phật giáo hãy đến với tranhnamdinh.vn với nhiều mẫu tranh đẹp, sắc nét, giá rẻ, sản phẩm tốt, giao hàng miễn phí nhanh chóng mang lại sự hài lòng cho quý khách hàng như ý. Quý khách thích mẫu tranh phật giáo nào chỉ cần bấm vào link có chữ in đậm màu đỏ nơi có tiêu đề và mã sản phẩm là trong giây lát có mẫu tranh như ý, ví dụ như bấm vào link này: noheartBỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

1/ Hai vị Đức Phật này là ai?


1.1/ Phật Thích Ca – Giáo chủ cõi Ta Bà
Sách sử có ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử nhân loại và cũng là người sáng lập ra Phật giáo. Cõi Ta Bà là cõi của sự ghen tuông, đau khổ. Cũng chính là trái đất, nơi con người đang sống.

Ngài là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca – ngày nay là Ấn Độ, ngài sinh ra vào khoảng năm 624 TCN. Sau khi nhìn thấy cảnh đau khổ của vạn vật chúng sanh, người già, bệnh tật rồi qua đời và vẻ ung dung, thư thái của các bậc tu sĩ. Vị Thái tử Tất Đạt Đa mới phát tâm rời khỏi hoàng cung đi tìm cho mình một chân lý để tu học và đạt được Phật quả.

Đức Phật Thích Ca sau khi chứng Thánh quả, Ngài có thể vận dụng trí tuệ, thần thông thấy được tất cả sự vận hành của tất cả sự vật, hiện tượng, nhân sinh trong vũ trụ một cách chuẩn xác nhất. Trong cuộc đời hoằng Đạo của Đức Phật, Ngài đã giới thiệu cho các tín đồ của mình về vị Đức Phật A Di Đà và cõi Tây Phương - nơi Đức Phật A Di Đà đang giáo hóa chúng sinh.

Nhờ khả năng này, Ngài có thể thấy được quá trình tu hành của Đức Phật A Di Đà qua nhiều kiếp. Thấy rõ được đời sống và môi trường sống của chúng sanh ở cõi Tây phương Cục lạc do Đức Phật trị vì.
 

BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

 Mã: NDP-02

Phật Thích Ca Mâu Ni


1.2/ Phật A Di Đà – Giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc
Phật A Di Đà là vị Đức Phật được nhiều người tôn thời nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ (tuổi thọ vô lượng) và Vô Lượng Quang ( ánh sáng vô lượng).

Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương Cực lạc an vui. Sau khi Đức Phật Thích Ca Chứng Thánh Quả, Ngài đã nhìn thấy được Đức Phật A Di Đà và giới thiệu cho các tín đồ của mình về ngài.

Theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca, chúng sanh sau khi chết nếu muốn tái sinh sang cõi Tây phương thì trong quá trình sống, làm việc luôn phải biết hướng về điều thiện lành, hành thiện tích đức, siêng năng niệm thánh niệm: NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, thì chết chúng ta sẽ được vãn sanh về cõi Tây phương.

Sau khi tái sinh đến cõi này, chúng ta cùng mọi người tiếp tục tu hành theo sự hướng dẫn của Phật A Di Đà đến khi chứng đắc Thánh quả giải thoát.
 

Phật A Di Đà


2/ Cách phân biệt Tượng/ Tranh Phật Giáo về hai vị Phật.

 
2.1/ Phật A Di Đà.


Đặc trưng về hình dáng của Phật A Di Đà là phía trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng lên một nụ cười của sự cảm thông cứu độ, khoác lên người một chiếc áo cà sa màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn. Áo có thể khoát vuông xuống ngực, trước ngực có chữ “vạn” ( Chữ vạn: “卐”- xuất phát từ tiếng Phạn là Swastika, có nghĩa là “ hạnh phúc” và “tốt lành”)


Trong các tranh Phật giáo và tượng Phật A Di Đà thường có hai tư thế là đứng và ngồi:

Trong tư thế đứng: Tay Đức Phật bắt ấn giáo hóa. Tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái ở ngang bụng chỉ xuống, lòng bàn tay của hai tay hướng ra trước, ngón tay cái và tay trỏ của mỗi bàn tay chạm vào nhau tạo thành một vòng tròn.

 
Trong tư thế ngồi: Đức Phật ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (tay ở ngang bụng, lưng bàn tay phải chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm vào nhau). Tay tay Phật có cầm một cái bát, là dấu hiệu cho giáo chủ.

 
Có một dạng ấn thiền khác của Phật A Di Đà. Cái ngón tay như ngón giữa, ngón áp út và ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau, lung của hai ngón trỏ chạm vào nhau, ngón trỏ và ngón cái chạm vào nhau tạo thành một vòng tròn. Ấn này được gọi là Ấn thiền A Di Đà.

 
Trong tranh Phật giáo và tượng của Đức Phật A Di Đà thường sẽ có hai vị Bồ Tát đứng bên cạnh. Đó là Quan Thế Âm Bồ Tát (Bên trái, cầm cành dương liễu và bình nước cam lộ) và Đại Thế Chí Bồ Tát (Bên Phải và cầm bông sen xanh). Được gọi là Tam thế Phật ( 3 vị Phật)

 

Tam Thế Phật


2.2/ Phật Thích Ca Mâu Ni.

 
Hình dáng đặc trưng trong Tranh Phật Giáo và Tượng về Phật Thích Ca:

  • Tóc Phật có thể búi tó hoặc xoắn ốc.
  • Phật có thể mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu
  • Nếu có hở ngực thì trước ngực Phật không có chữ “Vạn”
  • Đức Phật ngồi trên tòa sen có nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư

Về tư thế trong tranh Phật và tượng Phật Thích Ca:

  • Trong tư thế ngồi, tay Đức Phật ngay ngắn trên đùi, có thể bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn Kim cương hiệp chưởng… Đức Phập có thể cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, dấu hiệu của bật “giáo chủ”.
  • Trong tư thế đứng, Đức Phật thủ ấn vô úy. Tay phải đặt ngang tầm vai, các ngón tay hướng về phía trước.
  • Ngoài các tư thế đứng và ngồi phổ biến, đứng Phật còn có tư thế nhập “Niết Bàn”. Đây là cảnh giới cao nhất của Phật giáo, còn gọi là Giải thoát
  • Tranh Phật Thích ca cũng thường có hai Vị Tôn Giả đi theo. Ca Diếp Tôn Giả với vẻ mặt già bên trái và A Nan Đà Tôn Giả với vẻ mặt trẻ, bên phải.

PHẬT THIỀN GỐC CÂY

 Mã: KEN31

Phật Thích Ca Và 2 Tôn Giả

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Chất liệu in : Mica nhật (tấm Acrylic) 3mm

Lót bề mặt mica : Formex 5mm

Khung viền : Compersit 2cm x 2cm

Phụ kiện móc treo và đinh 3 chân

Tấm mica là loại vật liệu có tính chất bóng đều óng ánh, bề mặt phẳng mịn, sáng bóng, có tính xuyên sáng tốt

In trên mica với công nghệ phủ trắng sau màu in. bằng máy in uv 8 hệ mực  sau đó cán trên lớp formex 5mm phẳng ép vào khung viền compersit , tạo cảm giác thanh, nhẹ, không cần lồng kiếng an toàn cho trẻ nhỏ.
Với ưu điểm: Bề mặt bóng mịn, sang trọng, nhẹ nhàng và hiện đại không bay màu, dễ lau chùi kết hợp với đinh 3 chân, rất dễ dàng cho việc treo trên tường mà không cần khoan..

Với chia sẻ Bật mí, cách phân biệt Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà đúng chuẩn. Hy vọng độc giả có thêm thông tin hữu ích về 2 phật để thờ và thành kính ngài sao cho tốt nhất đem lại nhiều may mắn, bình an, sức khỏe cho gia đình mình. Trong quá trình tìm hiểu, tu học để đạt được nhiều thành quả nhất, tránh việc thiếu hiểu biết mà bất kính đến các vị Phật tôn kính của mình. Chúc mọi người, quý Phật tử luôn an lạc, hạnh phúc, tu học tinh tấn.

>> Xem thêm: Các sản phẩm tranh treo tường Canvas

Quý khách có nhu cầu mua: Tranh phật giáo , xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Tư vấn bán hàng : 0941.890.485 ( Bao gồm cả zalo chat )

Website : tranhnamdinh.vn

Địa chỉ : Tranh Sơn Hải Kiot 3, đường Trần Phú, TP Nam Định

Xem nhiều mẫu hơn tại đây: Tranh phật giáo 

Đóng bọc an toàn

Đảm bảo chất lượng

Bảo hành sản phẩm

Nhận hàng thanh toán

Gọi ngay Chat Facebook
Zalo 0941.890.485
Chat ngay